BLOG

Áo Dài xuống phố

Áo Dài xuống phố

Thanh nữ Hòn Ngọc Viễn Đông

Trong những bức ảnh của thập niên 60s, 70s, ta không khó để bắt gặp hình ảnh những tà áo dài thướt tha xuống phố.  Thời vàng son, phụ nữ mặc áo dài đi làm, đi chợ, đi uống cà phê, đi hẹn hò. Ngày ấy, áo dài là trang phục mặc hằng ngày của người phụ nữ Việt Nam. Mặc dù, lúc bấy giờ đã có sự du nhập văn hóa của các nước phương Tây với các trang phục đầm, váy hiện đại nhưng áo dài vẫn chiếm ưu thế. 

Ký ức về chiếc áo dài trên đường phố Sài Gòn trước năm 1975

Ký ức về chiếc áo dài trên đường phố Sài Gòn trước năm 1975

Áo dài của những người phụ nữ Sài Gòn xưa không khỏi khiến người ta xao xuyến bởi phong cách thời trang hiện đại. Ở thời kỳ cực thịnh, giao điểm của hiện đại và cổ điển, tà áo dài chôn giấu nhiều kỷ niệm nhất. Dẫu bị chi phối bởi nhiều luồng văn hóa từ phương Tây, nhưng những chiếc áo dài vẫn giữ cho mình một vị trí đặc biệt trong văn hóa dân tộc; cũng như thời trang đặc trưng của những người phụ nữ Việt Nam. 

Bộ sưu tập ảnh tuyệt đẹp về áo dài trên phố Sài Gòn ngày xưa

Áo dài vintage

(Ảnh: Tumblr Amazing Vietnam)

Trong những năm 50s – 70s, áo dài được xem là trang phục chuẩn mực đương thời và được các quý cô diện thường xuyên trong các họat động hằng ngày.  Phụ nữ miền Nam luôn gắn liền trong hình ảnh áo dài duyên dáng và kín đáo. Khác với áo dài truyền thống suông rộng nơi đất Kinh Kỳ, áo dài phong cách Raglan (một sáng tạo của Nhà may Dung ở Đakao) được phụ nữ miền Nam ưa chuộng hơn cả. Thiết kế này được cách điệu với phần cổ cao kín đáo, tay áo dài nối một góc 45 độ từ cổ và phần thân được may chít eo, ôm sát cơ thể. Thiết kế đơn giản, không cầu kỳ, nhưng lại vô cùng tinh tế, mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc. Áo dài thời hòn ngọc Viễn Đông mang vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm, tôn lên những đường nét thanh tú của người phụ nữ. Đây cũng chính là thiết kế góp phần định hình cho phong cách áo dài Việt Nam ngày nay. 

Hình ảnh Cô Ba Sài Gòn với tà áo dài thướt ta, đi sandal đế bệt, xách túi xách nhỏ nhắn đã trở thành biểu tượng của vẻ đẹp thanh lịch, duyên dáng của người phụ nữ Việt. Những cô quý cô thanh lịch với chiếc áo dài cách tân, mang băng đô, mái tóc uốn phồng, mắt kẻ viền rảo bước trên đường phố Sài Gòn trong những năm tháng đầy biến loạn.

Vespa, lụa Tân Châu, kính John Lennon: Thời trang giới thượng lưu miền Nam  Việt Nam thập niên 50 - 70

Áo dài Cô Ba Sài Gòn

Năm 2017, bộ phim Cô Ba Sài Gòn tái hiện lại vẻ đẹp của tà áo dài trong cuộc sống hằng ngày của người phụ nữ Sài Gòn qua từng thước phim, khung hình đẹp mỹ miều và sống động. Từ những sắc màu rực rỡ nhanh chóng xâm lấn thị giác cũng như cấu tứ thanh tao về thứ trang phục "quốc hồn quốc túy" của dân tộc, bộ phim lay động tâm hồn biết bao tâm hồn hoài cổ. 

Doanh số phòng vé phim Cô Ba Sài Gòn - Box Office Vietnam

Poster phim Cô Ba Sài Gòn

 "Một chiếc Áo dài hoàn chỉnh phải trải qua 5 giai đoạn: Đo, cắt, ráp, luồn vải, kết nút và ủi. Khâu nào cũng quan trọng hết, tất cả phải kết hợp nhuần nhuyễn, may ra cái áo dài mới đẹp. Người đo phải tinh ý gia giảm thể trạng người mặc, còn người cắt phải ăn ý với người đo". Đồng thời "Vải có hoa văn thì phải canh chỉ cho đối xứng tà trước, tà sau. Nút muốn kết cho đẹp thì sợi chỉ phải trải đều, không được dồn cục, chiếc áo may ra có thể sắc sảo được". Nhờ vậy mà "áo dài bất kỳ ai mặc lên cũng đẹp". - lời nhân vật Thanh Mai, truyền nhân thứ 9 của nhà may Thanh Nữ, khéo léo truyền tải “công thức” của một chiếc áo dài đẹp.

Trong hành trình tìm thấy chân - thiện - mỹ ẩn trong chiếc áo dài, những người yêu tà áo tung bay, cũng như Như Ý (nhân vật chính trong Cô Ba Sài Gòn) chắc chắn không ngừng trải qua những xung đột giữa Áo dài - đồ Tây, Truyền thống - Tân thời, Quá khứ - Tương lai. Và rồi chúng ta đến lúc vỡ ra rằng, cũng như đồ Tây, cũng như bất kỳ loại trang phục truyền thống nào trên thế giới, áo dài cũng trải qua trọn vẹn các giai đoạn: hình thành, phát triển, cách tân, thay đổi, cũng được phủ lên những vết tích thời gian và văn hóa từng thời kỳ. Những nét cổ điển mà ta vốn cho là xưa cũ, tưởng chừng như đã bị lãng quên tự bao giờ thực sự rất đẹp và đáng trân trọng. Chúng là kết tinh của tinh hoa văn hóa dân tộc, là biểu tượng của vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm của người phụ nữ Việt Nam. Những nét hiện đại, thường bị nhận phản ứng đầu tiên là xa rời truyền thống, thực sự mang hơi thở thời đại và ứng dụng. Chúng giúp áo dài trở nên trẻ trung, năng động, phù hợp với xu hướng thời trang hiện đại. Từ những xung đột trên, chúng ta thấy được rằng cần dung hòa giữa hiện đại và truyền thống trong mọi mặt đời sống, trong đó có áo dài. Áo dài cần được giữ gìn những nét đẹp truyền thống, nhưng cũng cần được cách tân, hiện đại hóa để phù hợp với xu hướng thời trang hiện đại.

Vụ livestream phim “Cô Ba Sài Gòn”: Xử nghiêm để… giáo dục ý thức về bản  quyền - Báo Công an Nhân dân điện tử

Cô Ba Sài Gòn – Wikipedia tiếng Việt

Poster phim Cô Ba Sài Gòn

Ngày nay, áo dài vẫn là trang phục truyền thống, là niềm tự hào của phụ nữ Việt Nam, nhưng không còn được mặc hằng ngày như xưa. Áo dài trải qua một thời gian dài chỉ tồn tại như một lễ phục, là trang phục truyền thống, một trang phục mang tính nghi lễ một năm chỉ mặc đôi lần trong những dịp lễ Tết, sự kiện quan trọng hoặc trong các hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Còn có nhầm lẫn áo dài được nhắc đến là "quốc phục", nghe mới trịnh trọng làm sao.

Với sự thay đổi của bối cảnh lịch sử và văn hoá từ những năm thập niên 1950s đến đầu 2000s, thời trang của phụ nữ ở Hòn ngọc Viễn Đông cũng ít nhiều chịu ảnh hưởng và có những “cú chuyển mình” mạnh mẽ. Phụ nữ Sài Gòn lúc bấy giờ với tư tưởng hiện đại và cởi mở luôn sẵn sàng cập nhật và đón nhận những xu hướng thời trang mới đang thịnh hành nơi trời Âu. Họ luôn xuống phố đầy tự tin, phóng khoáng và kiêu hãnh trong những trang phục thời thượng và “mode” nhất, với tư duy thời trang sành điệu, không ngại đổi mới.

Đời sống của chiếc áo đặc biệt mang theo “tâm hồn” quê hương cũng trải bao thăng trầm.

Áo dài

(Ảnh: Tumblr Amazingvietnam)

Áo dài xuống phố

Nhưng, cũng có những người phụ nữ như cô Như Ý của Cô Ba Sài Gòn, họ yêu thích và lựa chọn áo dài là trang phục thường ngày của mình. Họ muốn gìn giữ và phát huy những giá trị thẩm mỹ, thời trang của tà áo dài đậm đà bản sắc, trong nỗi nhớ nhung trìu mến dành cho Hòn Ngọc Viễn Đông của những năm 60 với tinh thần tươi mới, vô cùng tinh tế và sành điệu. Cùng với dòng chảy thời trang hiện đại, áo dài được chính các nhà thiết kế Việt, những nhà may lâu đời… cải biến hoặc thổi vào sức sống mới. Những tà áo, độ dài – ngắn, chất liệu và họa tiết trên tấm áo ngày nay đã có diện mạo thời thượng hơn, hòa nhịp vào cuộc sống hiện đại.

Ảnh https://hityfashion.com

Ảnh https://hityfashion.com

Ảnh https://hityfashion.com

Tăng Thanh Hà mỗi năm diện một bộ áo dài Tết, dù đơn giản vẫn tôn lên nhan  sắc đỉnh cao chuẩn khí chất hào môn, lần nào cũng khiến dân tình

Ảnh Google News

Chúng ta sẽ đều đồng ý với nhau rằng nét đẹp của "tung bay tà áo tung bay" từ khía cạnh nguyên sơ nhất nhưng hấp dẫn nhất chính là Thời Trang. Áo dài không phải là quốc phục, nhưng áo dài là hiện thân văn hoá thời trang của đất Việt, là vải vóc thướt tha để làm đẹp cho các quý cô yêu mốt. 

Nguồn tư liệu:

Tạp chí Elle

Tạp chí Bazaar

Tạp chí Đẹp

Đang xem: Áo Dài xuống phố

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng