BLOG

Tứ Quân Tử

Tứ Quân Tử

“Trúc là quân tử, Mai là giai nhân”.

Tứ quý danh hoa - Tứ quân tử

Tứ quý danh hoa là tên gọi bốn loài cây được lựa chọn làm biểu tượng của "tứ quý" (bốn mùa) Xuân, Hạ, Thu, Đông trong văn hóa Á Đông. Ngoài việc đại diện cho mùa, Tứ quý danh hoa còn đại diện cho tính cách của người quân tử.

Trong hành trình tu bồi đạo đức, nhân phẩm của con người, quan điểm đánh giá về một anh hào quân tử luôn luôn thay đổi, mỗi một thời người ta lại có một tiêu chí đánh giá riêng. Thời Trung Hoa cổ đại, người ta lấy tư tưởng của Nho gia là: Nhân-Nghĩa-Lễ-Trí-Tín để làm chuẩn mực đánh giá một trang nam nhi quân tử. Một bậc quân tử chí tôn phải có tinh thần nhẫn nhịn, có khả năng chịu đựng và phải giữ được khí tiết thì mới có thể làm nên đại nghiệp. Do ảnh hưởng của tư tưởng này, nên hình tượng người quân tử cũng tác động rất mạnh tới hội họa xưa.

Tình khách bâng khuâng mấy dậm đường
Mai tàn, sen đã ngát mùi hương
Màu thu vườn cũ nay sao nhỉ
Hoa lạnh nơi này đã cợt sương.

(Hoài Cảm - Cao Bá Quát)

Trong hội họa cổ đại phương Đông, người xưa thường mượn hình ảnh của Mai, Lan, Cúc, Trúc, bốn loại cây, hoa để hình tượng hoá khí chất của bậc quân tử.

Tứ quý danh hoa không chỉ là một biểu tượng văn hóa của Á Đông, mà còn là một nguồn cảm hứng bất tận cho các nghệ sĩ, thi sĩ. Tứ quý danh hoa mang đến cho con người những bài học về đạo đức, nhân phẩm, về tinh thần kiên cường, bất khuất, về khí tiết thanh cao, tao nhã.

Các loài cây được xếp vào Tứ quý sẽ khác nhau tùy theo từng quốc gia.

Ở  Việt Nam quan niệm phổ biến nhất của Tứ quý bao gồm: Mai (mùa xuân), Trúc (mùa hạ), Cúc (mùa thu) và Tùng (mùa đông). 

Tranh Tùng Cúc Trúc Mai Sang Trọng Ý Nghĩa Phong Thủy 2024

Tranh sơn dầu Mai Trúc Cúc Tùng

Trước thời Pháp thuộc, người Việt còn dùng chữ Hán Nôm để viết tiếng Việt, cách viết theo hàng là từ phải sang trái, do đó tranh tứ quý cũng được xếp theo từ phải sang trái là "Mai-Trúc-Cúc-Tùng" (ứng với thứ tự bốn mùa Xuân-Hạ-Thu-Đông). Ngày nay, do đứt gãy văn hoá cổ vì không còn phổ biến viết chữ Hán Nôm, người Việt bây giờ viết chữ Latinh từ trái sang phải, vị trí các loài cây trong tranh tứ quý vẫn giữ nguyên, nhưng thường bị đọc ngược thành "Tùng-Cúc-Trúc-Mai" (và mùa tương ứng cũng bị ngược thành "Đông-Thu-Hạ-Xuân").

Còn ở Trung Quốc, Tứ quý thường bao gồm Lan (mùa xuân), Sen (mùa hạ), Cúc (mùa thu) và Mơ (mùa đông).

Four Screens of Flowers and Birds,33cm x 130cm(13〃 x 51〃),syq21141024-z

Tranh tứ quý Lan Sen Mơ Đào

Theo quyển Thập Quốc Xuân Thu Ký, một vị tướng quân của triều Nam Đường tên là Quách Sùng Thao khi chinh phạt nước Thục đã bắt nhiều người. Trong số ấy có Lý phu nhân bị ông ép làm vợ. Lý phu nhân thường u sầu ủ rũ, thích ngồi một mình dưới trăng, ngắm cành trúc la đà. Do xúc cảm, bà dùng bút và mực đen vẽ nên tranh. Người ta cho rằng mặc trúc (trúc vẽ bằng mực đen) bắt đầu từ dạo ấy. Nhưng vị tất mặc trúc bắt đầu từ Lý phu nhân. Cũng có ý kiến cho rằng mặc trúc có thể bắt nguồn từ thời Hậu Đường, thời kỳ mà tranh hoa điểu đã phát triển mạnh mẽ. Dù xuất hiện từ thời nào, mặc trúc cũng nhanh chóng trở thành một đề tài được nhiều họa gia yêu thích. Đời Tống, mặc trúc đạt đến đỉnh cao của sự phát triển. Nhiều danh họa nổi tiếng như đời Tống có Văn Đồng, Tô Thức, nổi tiếng về mặc trúc, Thôi Bạch với mặc mai, Trịnh Tư Hữu, Triệu Mạnh Kiên với mặc lan, cho đến Triệu Xương, Hoàng Cư Bảo với mặc cúc. Những tác phẩm này không chỉ thể hiện vẻ đẹp của cây trúc, mà còn mang ý nghĩa tượng trưng cho phẩm chất của người quân tử. Tất cả những danh họa gia này đã vun xới một mảnh đất, khai phóng một con đường giúp cho hội họa các triều đại kế tiếp được phát triển dễ dàng.

Mặc trúc Tứ quân tử 

Vào đời Nguyên, mặc trúc tiếp tục phát triển với nhiều danh họa nổi tiếng như Cao Phòng Sơn, Lý Tức Trai, Kha Cửu Tư, Nghê Vân Lâm, Ngô Trọng Khuê, Cố Định Chi, Triệu Mạnh Phủ, Quản Trọng Cơ, v.v… Đặc biệt, Lý Tức Trai đã thâm nhập một ngôi làng trúc, nghiên cứu mọi tư thế của cây trúc, viết thành một quyển sách để đời gọi là Trúc Phổ. Kha Cửu Tư biên soạn quyển Họa Trúc Phổ nghiên cứu họa pháp về trúc đời Tống, có thể xem là sách gối đầu giường cho người sơ học.

Đến đời Minh, tranh mai, lan, trúc, cúc cực thịnh, danh họa gia cũng nhiều như Tống Khắc, Vương Phất, Hạ Xưởng, Lỗ Đắc Chi, v.v… Nổi tiếng nhất là Hạ Xưởng. Ông tự Trọng Chiêu, bắt đầu học vẽ trúc và đá nơi Vương Phất. Về sau ông tự cải tiến lối vẽ trúc: thân trúc thẳng tắp ngạo nghễ, có sắc khói sương, chỗ đậm chỗ nhạt chỗ xơ xác cực kỳ ảo diệu. Thuở ấy có câu ca: 

Hạ hương nhất cá trúc, Tây lương thập đĩnh kim. 

(Một cành trúc nơi quê ông Hạ Xưởng trị giá mười nén vàng ở Tây Lương).

Từ đời Minh đến đời Thanh, mặc trúc vẫn tiếp tục được yêu thích. Nhiều danh họa nổi tiếng như Tào Dật, Vương Nguyên Khải, Vương Đạo Minh, v.v… đều có những tác phẩm mặc trúc xuất sắc.

Các họa gia đời Thanh vẫn tuân thủ họa pháp đời Minh. Nổi tiếng là Thạch Đào và Bát Đại Sơn Nhân, hai di thần triều Minh. Khi Mãn Thanh lật đổ nhà Minh, Bát Đại Sơn Nhân giả điên giả câm chạy trốn vào núi lánh nạn, một thời làm hòa thượng, một thời làm đạo sĩ. Bát Đại Sơn Nhân thuộc giòng dõi hoàng tộc, tên là Chu Đáp. Bút hiệu của ông ngụ ý sâu sắc: Sơn Nhân có nghĩa là người ẩn dật nơi sơn dã, còn Bát Đại khi viết thảo theo hàng dọc, chữ bát thành hai chấm đè lên chữ đại, chúng gần giống chữ tiếu (cười) hay chữ khốc (khóc), bày tỏ tâm trạng dở khóc dở cười. Ông dùng hội họa để tiêu sầu, họa pháp chủ về tả ý, đơn sơ mạnh bạo nhưng sống động, chất chứa nỗi lòng u ẩn. Họa pháp của Thạch Đào và Bát Đại sơn nhân phóng túng tiêu sái không tuân theo những qui tắc sẵn có, nên có thể đứng riêng thành một tân họa phái. Ngoài ra có thể kể thêm một số danh họa gia đời Thanh như Trịnh Tiếp nổi tiếng về lan trúc, Lý Phương Ưng, Kim Nông, Uông Sĩ Thận nổi tiếng về mặc mai. Các họa gia cận đại như Triệu Huy Thúc, Ngô Xương Thạc, Tề Bạch Thạch sáng tạo nhiều nét tân kỳ có thể gọi là cao thủ về mai, lan, trúc, cúc. 

Tứ quân tử thường được trồng chung với nhau, tạo nên một bức tranh phong thủy hài hòa, mang ý nghĩa tượng trưng cho sự may mắn, hạnh phúc, trường thọ, sức khỏe dồi dào. Các loại cây này cũng có tác dụng thanh lọc không khí, mang lại không gian sống trong lành, tươi mát cho gia chủ.

Về hoa, các văn nhân Trung Quốc thường gán cho từng loại hoa một đức tính, một ý nghĩa tượng trưng văn học nào đó, và các họa sĩ đã tiếp thu toàn bộ những quan niệm này.

"Cúc, hoa chi ẩn dật giả dã; 

Mẫu đơn, hoa chi phú quý giả dã; 

Liên, hoa chi quân tử giả dã" 

(Trong các loài hoa, cúc là kẻ ẩn dật, mẫu đơn là kẻ phú quý và sen là bậc quân tử vậy.) 

- (Tống) Chu Đôn Di

Có thể thấy rằng, hoa tứ quân tử theo quan điểm của cổ nhân hàm chứa những ý nghĩa rất sâu xa. Tuy rằng chỉ mang ý nghĩa tính tượng trưng, nhưng nó giống như một tấm gương sáng về nhân cách, có thể giúp con người tu bồi đạo đức, hoàn thiện cả tâm lẫn thân. Đây cũng chính là một tầng nội hàm của câu “Thuận theo tự nhiên” của người xưa. Con người sống thuận theo Đạo của Trời Đất, từ đó mà hình thành nên một trạng thái xã hội chân chính, gianh giới đại trượng phu và tiểu nhân được vạch rõ, thượng sỹ và hạ sỹ được phân minh.

Tứ quân tử: Mai-Trúc-Cúc- Tùng

"Trúc cao thẳng tắp

Mai vàng rực rỡ

Tùng xanh trường thọ

Cúc trắng thanh khiết

Tứ quân tử sum vầy

Mang đến may mắn, hạnh phúc."

Cổ nhân gọi tùng, trúc, mai là ba người bạn mùa lạnh (tuế hàn tam hữu), bởi vì ba loại cây này dù mùa sương tuyết vẫn tươi tốt trong khi những loại cây khác hầu như cằn cỗi héo hon. Tính chịu lạnh của tùng, trúc, mai tượng trưng đức tính nhẫn nại của người quân tử, tự cường mãi không thôi, luôn trau giồi tài đức trước nghịch cảnh cuộc đời.

Tranh Tùng Cúc Trúc Mai Sang Trọng Ý Nghĩa Phong Thủy 2024

Tranh Mai Cúc Trúc Tùng 

Tứ quân tử: Mai, Lan, Cúc, Trúc

Trong quan niệm của người phương Đông, bộ tứ quý Mai – Lan – Cúc – Trúc là biểu tượng của sự đầy đủ, vững chắc, vĩnh cửu, hạnh phúc như tứ phương, tứ trụ, tứ đức. Bốn chủng loại này đều có tính cách cao nhã. Mai nở vào mùa đông và xuân, chịu đựng lạnh lẽo. Lan kiều diễm mảnh mai, hương thơm thâm trầm. Trúc ngay thẳng, vô tâm, đầy tiết tháo. Cúc trải sương giá mà chẳng héo hon, có ý chí thách đố thiên nhiên. Thế nên các văn nhân Á Đông ái mộ mà đặt tên cho bốn loại này là Tứ quân tử. Người dân sử dụng biểu tượng tứ quý để trang trí trong nhà không có nghĩa là chỉ để trang trí mà còn là để cầu mong sự may mắn.

Bộ tranh tứ quý  Mai – Lan – Cúc – Trúc thể hiện sự luân chuyển của bốn mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông, vừa đem lại may mắn cho con người, vừa là sự hi vọng, ước mong về sự suôn sẻ và thịnh vượng trong cuộc sống. Không dừng lại ở đó, bộ tranh tứ quân tử còn là biểu tượng cho chí khí, cốt cách thanh cao, kiên cường của người quân tử. Bộ tranh thường được treo trong phòng khách, thư phòng, phòng làm việc, tô điểm cho ngôi nhà và đem lại may mắn, tài lộc cho chủ nhân.

Ý nghĩa của bộ tranh tứ quý mai lan cúc trúc và cách treo dòng tranh này

Tứ hoa quân tử” và 4 kiểu tri kỷ nên kết giao để hậu vận khởi sắc ...

Tranh Mai Lan Trúc Cúc

Mai - Đào

Trong sự giá lạnh của mùa đông, mai chịu đựng lạnh lẽo, nở hoa sớm hơn các loài hoa khác và đó là một dấu hiệu sớm của mùa xuân, báo hiệu một năm mới an lành, tốt đẹp.

Mai là loài hoa có sức sống bền bỉ, bất chấp thời tiết khắc nghiệt, trong giá lạnh mà vẫn trổ hoa với sắc màu rực rỡ tới lạ kỳ. Cổ nhân mượn hình ảnh hoa mai chính là nhắc nhở một trang nam tử không ngại khó, không ngại khổ, trong cái khổ mà mài rũa ý chí. Kiên cường vượt lên khó khăn chính là khí chất cần có của một bậc đại trượng phu.

Thập tải luân giao cầu cổ kiếm

Nhất sinh đê thủ bái mai hoa…”

(Mười năm giao thiệp tìm gươm báu
Một đời chỉ cúi trước hoa mai)

(Mười năm giao du trong thiển hạ để tìm thanh kiếm cổ, một đời chỉ biết cúi lạy Hoa Mai)

- Cao Bá Quát (1809-1855) -

Tuy không mang dáng vẻ uy nghi, bề thế nhưng hoa mai lại mộc mạc, nhẹ nhàng mà phóng khoáng; hàm ý rằng người người quân tử muốn hành nghiệp lớn trước tiên phải giản dị, khiêm tốn, dễ người khó ta, với người đối đãi hào phóng, bao dung, với mình cẩn trọng suy xét lời nói và hành động.

Mai là loài hoa tượng trưng cho sự tinh khiết, thanh bạch và khiêm tốn, mang ý nghĩa may mắn, hạnh phúc. Hương thơm của mai nhẹ nhàng như tấm lòng người quân tử có tâm hồn trong sáng, tâm như bình tịnh thủy. Mai được gọi là hoa năm phước lành.

“Mai nở có năm phúc: hạnh phúc, may mắn, trường thọ, thành công, hòa bình”

Đời Tống có ẩn sĩ Lâm Bô yêu hoa mai đến độ không cần có vợ con, chỉ chuyên tâm trồng hoa mai và nuôi hạc. Người đời tặng cho ông câu "mai thê hạc tử" (hoa mai là vợ, chim hạc là con).

Danh gia tiêu biểu về mặc mai có Vương Miện và Trần Hiến Chương.Vương Miện tự là Nguyên Chương vẽ mai thướt tha tiêu sái nổi tiếng đương thời. Vương Miện và Hạ Xưởng là cặp danh gia lừng lẫy; một người về mai, một người về trúc.

Hoa đào có nguồn gốc từ Trung Quốc, sau đó được du nhập vào Việt Nam và các nước Đông Á khác. Hoa đào có nhiều loại, phổ biến nhất là đào phai, đào bích và đào bạch. Hoa đào được coi là loài hoa của mùa xuân, tượng trưng cho sự khởi đầu mới, hy vọng và niềm tin. Hoa đào cũng là biểu tượng của tình yêu, sắc đẹp và sự may mắn. Hoa đào thường được trồng trong vườn, trong nhà hoặc cắm bình trang trí trong dịp Tết Nguyên Đán, mang lại không gian sống tươi vui, ấm áp, mang đến may mắn và hạnh phúc cho gia chủ.

(Ảnh: Adobe Stock/Epochtimes)

Tranh Thủy Mặc Hoa Mai Mang Ý Nghĩa Gì? Những Bức Tranh Thủy Mặc Nổi Tiếng

 

Lan

Lan được mệnh danh là thiên hạ đệ nhất hương.

Lan là một thân thảo, có hương thơm, cổ nhân cho rằng hoa lan là loại tổ của hương thơm, sở hữu mùi hương cao sang quyền quý, vương giả mà kiêu kỳ. Người xưa coi trọng hoa lan nên đặt cho nó rất nhiều tên như: Đô lương hương, thủy hương, hương thủy lan, hương thảo, nữ lan, chi lan… Những biệt danh này phần nào mô tả được mùi thơm và khí chất của hoa lan. Lan kiều diễm, mảnh mai, hương thơm thâm trầm. Lấy hương thơm của mình ngợi ca bản thân mình không cầu mong vinh hiển ở ngoài là một trong những hình ảnh thường thấy trong hội họa Trung Quốc.

Người Trung Hoa đã khám phá ra hoa lan từ rất lâu, thú trồng và chơi hoa thì ít nhất cũng từ 2.000 năm lịch sử, bắt đầu từ nhà Hán, trải qua Nam Bắc triều, đến đời Đường thì trồng và thú chơi lan bắt đầu phổ biến. Đến thời Minh, danh y Lý Thời Trân đã viết trong cuốn “Bản thảo cương mục”, hướng dẫn kinh nghiệm trồng cũng như thú chơi hoa lan, do vậy mà ở thời này người chơi lan cũng có sự tinh tế hơn. Sang tới nhà Thanh, thú chơi này vẫn được lưu truyền. Cổ nhân cho rằng, trồng lan và chăm sóc lan là cả một quá trình tu dưỡng bản thân, bồi trồng hoa lan chính là bồi trồng phẩm chất và nhân cách của văn sỹ quân tử.

Cổ nhân cho rằng, một người quân tử phải lấy tâm đức làm hương thơm cho chính mình, giống như loài lan, đạm bạc, thuần khiết mà hương thơm lan tỏa. Con người lấy tâm đức làm hương mà trang bị cho bản thân, không cầu mong vinh hiển bên ngoài, không tô vẽ mà ngụy tạo. Người xưa có câu: 

“Lan sinh trong rừng sâu, không vì ngoại cảnh mà mất hương thơm. Quân tử tu đạo lập đức, không vì nghèo khổ mà biến đổi tiết hạnh”.

Tận hưởng vẻ đẹp và hương thơm dìu dịu của những khóm lan rừng luôn là một trong những sỏ thích hàng đầu của các bậc học giả xưa kia. Thi sĩ Lee Byeong-gi hiệu Garam (Gia Lam) (1891-1968), Hàn Quốc là người yêu thích hoa lan. Ông từng nói rằng nếu có vài cuốn sách, một nậm rượu và giò lan thì chẳng ai còn thấy ghen tị với các vị quyền cao chức trọng. Trong áng thơ cổ Sijo về phong lan, thi sĩ Lee Byeong-gi viết rằng:

Lá mảnh dẻ, trông cứng mà mềm mại
Nhành to, tim tím hoa trắng ngần
Giọt sương long lanh, vắt vẻo từng đốt lá

Khổng Tử cả đời bôn ba bốn phương, thuyết phục các vua chúa sử dụng đạo của mình trị quốc. Trên đường ông nhìn thấy hoa lan giữa quần thảo, ông liền nghĩ đến bản thân mình và ví thân phận mình như hoa lan: Hoa lan vốn dĩ là vương giả hương, không ngờ đến ngày hôm này đành phải làm đồng bọn cùng quần thảo. Ông hạ đàn, chơi một khúc nhạc vô cùng thương cảm, bản nhạc mà sau này rất nổi tiếng trong lịch sử âm nhạc Trung Hoa. Câu chuyện Khổng Tử trực tiếp ví mình như hoa lan, trở thành một điển phạm sớm nhất của sự tương ngộ, liên thông giữa lan huệ và quân tử sỹ đại phu.

Hơn hai ngàn năm trước, thi nhân Khuất Nguyên thậm chí còn so sánh hoa lan với mỹ nhân rằng:

"Thu lan hề thanh thanh, lục diệp hề tử hanh. Mãn đường hề mỹ nhân, hốt độc dữ dư hề thả thành" (Thu lan ơi mườn mượt, cọng tía cùng lá xanh. Đầy nhà toàn người đẹp, riêng với ta đưa tình). - Khuất Nguyên

Tác phẩm hội hoạ “Hoa Lan”. (Ảnh: Pinterest)

Cúc

Cúc được mệnh danh là Hoàng hoa của Trung Quốc.

Người xưa trọng dụng màu vàng, họ cho rằng, màu vàng là màu của thịnh vượng, của cát tường. Vì vậy mà cúc vàng được gọi là: Trung Quốc tùy chi hoa. Hoa cúc được trồng từ hơn 3.000 năm trước. Vào thời ấy, cúc chủ yếu là cúc vàng, nên được gọi là kim cúc. Đến thời nhà Tấn thì bạch cúc (cúc trắng) xuất hiện. 

Cúc trác việt siêu phàm, là loài hoa tượng trưng cho sự thanh cao, tao nhã, may mắn và trường thọ. Cúc có một đặc điểm khác với loài hoa khác, đó là cúc nở hoa rất muộn, khi muôn hoa cùng đua nở khoe sắc tranh xuân, thì cúc lại nở vào mùa thu. Cúc không muốn cùng quần hoa tranh xuân, thà nguyện ở lúc phong hàn lạnh giá, nhất cành độc tú. Một mình một hoa, một mình độc diễn tỏa sắc khoe hương. Phẩm chất của cúc là cam chịu cô đơn, dám ngạo mạn, kiêu hùng, khinh thường thế tục, dám nở hoa giữa mùa không có hoa nở. Dám làm cái mà người khác không dám làm; dám nghĩ điều mà thiên hạ chưa ai nghĩ. Đây chính là thể hiện cho khí phách và bản lĩnh của một trang quân tử đầu đội trời chân đạp đất.

Vào tiết trời thu se lạnh, vạn mộc héo tàn, nhưng cúc lại sinh sôi đua hoa khoe sắc, chứng tỏ ẩn chứa chân khí của trời đất. Dụng ý rằng, bản lĩnh của một bậc anh hào phải lấy Đức là cốt cách chân tính của mình. Thì mới tạo ra được sự cao quý riêng biệt.

Quan niệm cúc là kẻ ẩn dật có lẽ phát xuất từ Đào Tiềm tức Đào Uyên Minh đời Tấn, một thi sĩ vĩ đại, chán cảnh làm quan luồn cúi, treo áo từ quan, hưởng thú điền viên, vui cảnh nghèo, thích uống rượu chơi cúc và nhàn du. Người đời khen ông là bậc ẩn dật cao khiết. Người ẩn sĩ này uống rượu ngắm cúc để quên cảnh náo nhiệt, trầm luân trong đời, cho nên hoa cúc cũng là biểu tượng của bậc quân tử ẩn dật lánh đời vậy. 

"Thái cúc đông ly hạ, du nhiên kiến Nam Sơn" 

(Hái cúc dưới giậu đông, thơ thới nhìn núi Nam). 

- Ẩm Tửu - (Tấn) Đào Tiềm

Người ẩn sĩ này uống rượu ngắm cúc để quên cảnh náo nhiệt, trầm luân trong đời, cho nên hoa cúc cũng là biểu tượng của bậc quân tử ẩn dật lánh đời vậy. Đào Tiềm từng thốt rằng: 

"Thu cúc hữu giai sắc, ấp lộ xuyết kỳ anh, phiếm thử vong ưu vật, viễn ngã di thế tình" 

(Hoa cúc mùa thu có sắc đẹp, phơi lộ nét anh tú, khiến ta quên tình buồn, lánh xa tình đời)

(Tấn) Đào Tiềm

Tác phẩm hội hoạ “Hoa Cúc”. (Ảnh: Pinterest)

Trúc

Trúc ngay thẳng, hiên ngang tượng trưng cho sự chính trực, tiết tháo, có thể đứng vững trước gió bão mà không hề bị gục ngã. Trúc là loại cây có sức sống mạnh mẽ, vươn cao, thẳng tắp, mang ý nghĩa tượng trưng cho sự kiên cường, bất khuất. Trúc cũng là biểu tượng của khí chất thanh cao, tao nhã của người quân tử. 

Tre trúc là biểu tượng của mẫu người quân tử bởi loài cây này tuy cứng mà vẫn mềm mại, ý nói tới người biết sử dụng cương và nhu là người tài giỏi, đổ mà không gãy, trúc rỗng ruột như tinh thần an nhiên tự tại, không nhìn thấy lỗi người, chỉ thấy lỗi của bản thân, không mê đắm quyền vị, vật chất, đạm bạc thanh cao trừ nhục dục.

Và cũng như khí chất của một người quân tử, tre và hoa tre thà chết đứng chứ không rũ xuống như những loài hoa khác. Đây chính là khí chất: chết vinh còn hơn sống nhục. Đó là hình ảnh hiếm thấy giữa đất trời.

Trúc trong hội họa Trung Hoa không chỉ là một đề tài nghệ thuật, mà còn là một biểu tượng văn hóa. Trúc tượng trưng cho những phẩm chất cao đẹp của người quân tử, như kiên cường, bất khuất, khí tiết thanh cao. Những tác phẩm mặc trúc của các danh họa Trung Hoa đã góp phần lưu giữ và phát huy những giá trị tinh thần tốt đẹp của văn hóa Trung Hoa.

Giảo định thanh sơn bất phóng tùng,
Lập căn nguyên tại phá nham trung.
Thiên ma vạn kích hoàn kiên kính,
Nhậm nhĩ đông tây nam bắc phong.

- Trúc thạch -

Bám chặt núi xanh chẳng buông rời,
Gốc mọc bền vững nơi vách xa.
Ngàn đập muôn va vẫn cứng chắc,
Bốn bề gió cuộn mặc thổi qua.

- Đá trúc -

Yêu trúc có thể kể đến Tô Thức. Ông nói: "Ninh khả thực vô nhục, bất khả cư vô trúc" (Thà ăn không có thịt chứ không thể ở thiếu trúc). Như vậy đủ biết địa vị của trúc được đề cao như thế nào và các tao nhân mặc khách đều xem trúc là người bạn đường không thể thiếu được.

Một quan văn có tên là Won Cheon-seok sống ở cuối thời đại Goryeo và đầu thời đại Joseon, Hàn Quốc vào thế kỷ XV đã từ chối lời mời của triều đình Joseon để giữ trọn chữ “nghĩa” với triều đại Goryeo. Ông đã để lại cho đời một áng thơ cổ Sijo có đoạn:

 

Tre trúc là biểu tượng của mẫu người quân tử. (Ảnh: Adobe Stock/Epochtimes)

Tùng

Tùng là loài cây đại thụ, có sức sống bền bỉ, trường tồn, mang ý nghĩa tượng trưng cho sự trường thọ, sức khỏe dồi dào. Tùng cũng là biểu tượng của khí chất uy nghiêm, hiên ngang của người quân tử.

Mẫu Đơn

Trong bộ tứ quý, hoa mẫu đơn tượng trưng cho mùa đông. 

Hoa mẫu đơn ở các nước phương Đông được mệnh danh là “bà chúa của các loài hoa”, là loài hoa phú quý. 

Hoa mẫu đơn mang vẻ đẹp kiêu sa, lộng lẫy, vừa sang trọng, quý phái vừa đài các, quyền uy, vừa kiêu hãnh, đạo mạo nhưng lại có sức hấp dẫn nồng nàn lan tỏa, vừa thục nữ, duyên dáng nhưng lại mạnh mẽ, rạo rực sức sống. Đích thị là loài hoa mang vẻ đẹp thể hiện khí chất tôn quý của người sở hữu. Người giàu có ưa chuộng màu sắc lộng lẫy rực rỡ của mẫu đơn. Mẫu đơn là loài hoa quý hiếm, chỉ có bậc quyền quý đài các mới chơi hoa này. Cho nên mẫu đơn là biểu tượng của sự giàu sang phú quý và thịnh vượng.

 

“Thiên hạ chân hoa độc mẫu đơn” 

(Chỉ có mẫu đơn mới xứng đáng là hoa thật trong thiên hạ).

- Âu Dương Tu -  

Tương truyền, chuyện về hoa mẫu đơn bắt nguồn từ câu chuyện về tình mẫu tử. Một người mẹ sinh được 10 người con. Khi làng bị chiếm đóng, người cha của họ bị giết. Sau đó cả 10 người con đã tham gia vào đội quân chống giặc trong núi, người con trai cả là chủ tướng. Đội quân này đã làm cho bọn giặc phải thất điên bát đảo. Quân giặc cho bắt người mẹ tới uy hiếp, mua chuộc bà phải yêu cầu những người con của mình quy thuận. Bà nhất quyết không làm theo lời chúng, một lòng yêu cầu các con không được phản bội đất nước. Những người con của bà cũng vì câu nói ấy mà càng có thêm động lực chiến đấu. Đám giặc run sợ bịt miệng và đổ nhựa thông, nhựa trám lên đầu người mẹ thiêu đốt tới chết. Khi dân làng tìm tới nơi, người ta thấy trái tim của người mẹ vẫn nguyên vẹn và nóng bỏng. Họ chôn mẹ ngay trên đỉnh đồi. Mùa xuân đến, từ ngôi mộ ấy mọc lên một cái cây, nở hoa đỏ với hình ngọn lửa như trái tim người mẹ. Và cũng từ ngày ấy, một loại hoa mang tên Mẫu Đơn ra đời. 

Theo ghi chép, hoa mẫu đơn đã có mặt ở Trung Quốc hơn 2000 năm qua. Ban đầu, hoa mẫu đơn được trồng ở Trung Quốc để làm thuốc, tuy nhiên, vào triều đại nhà Tùy (581 – 618), chúng được trồng lần đầu tiên trong các vườn hoa, sau đó trở thành một loại cây cảnh. 
Loài hoa mẫu đơn từng được bảo vệ nghiêm ngặt trong vườn Thượng Uyển thời nhà Đường. Sau đó, vào thời nhà Tống, hoa đã nở rộ xuyên suốt Trung Hoa và thủ đô của nhà Tống tại Lạc Dương đã trở thành trung tâm của hoa mẫu đơn.

Tại mỗi quốc gia loài hoa này lại mang những ý nghĩa biểu tượng khác nhau. Tại Trung Quốc cũng như Việt Nam, mẫu đơn được xem là loài hoa của sự vương giả. Còn tại Nhật Bản, mẫu đơn hoa là tượng trưng cho sự chung thủy, hôn nhân hạnh phúc, con đàn cháu đống. 

Theo quan niệm của người xưa, mẫu đơn hoa được coi là một biểu tượng của sự bình an, có ý nghĩa như một lá bùa hộ mệnh. Bên cạnh đó, loại hoa này còn dùng trong những dịp khai trương, năm mới để chúc cho gia chủ sự nghiệp hanh thông, tài lộc đầy nhà. Mang lại phú quý, sự nghiệp vẻ vang, hạnh phúc đủ đầy. Trong phong thủy, biểu tượng mẫu đơn thường được kết hợp với hình ảnh chim công. Thể hiện sự tôn quý, khai mở đường công danh, cuộc sống vương giả, giàu sang phú quý.

Hoa mẫu đơn rất quan trọng đối với nền văn hóa Trung Hoa. Bông hoa tuyệt diệu này là một biểu tượng chính thống của Trung Quốc và đóng vai trò quan trọng trong nhiều ngày lễ lớn của quốc gia, cả những ngày lễ tôn giáo. Đây là bông hoa có "thâm niên" biểu tượng lâu nhất trong nền văn hóa phương Đông gắn liền với danh dự, sự trọng vọng, địa vị xã hội và hoàng tộc trong xã hội phong kiến. Vẻ đẹp của hoa mẫu đơn gắn liền với vẻ đẹp của Dương Quý Phi - một trong tứ đại mỹ nhân của Trung Hoa xưa. Được cho là loại hoa đẹp nhất, thế nhưng, ngay khi gặp được Dương Quý Phi đang đi dạo trong vườn Thượng Uyển, mẫu đơn cũng tự thấy không thể sánh với sắc đẹp của nàng mà thẹn thùng cụp những cánh hoa lại.

Cúc, hoa chi ẩn dật giả dã; mẫu đơn, hoa chi phú quý giả dã; liên, hoa chi quân tử giả dã.

(Trong các loài hoa, cúc là kẻ ẩn dật, mẫu đơn là kẻ phú quý và sen là bậc quân tử vậy.  

(Tống) Chu Đôn Di 


Những bức tranh, bức bình phong vẽ mẫu đơn đại đóa tôn quý, hoa lệ

Theo y học cổ truyền phương Đông, hoa mẫu đơn được sử dụng như một loại thảo dược để thanh tẩy những điều xấu trong cơ thể. Ngoài ra, người ta còn tin rằng tinh chất chiết xuất từ hạt và rễ của hoa mẫu đơn có thể chữa bệnh thiếu ngủ hay mất ngủ, loại bỏ những cơn ác mộng. 

Các bác sĩ y học cổ truyền cũng sử dụng vào việc chữa trị đau bụng, vấn đề liên quan đến đường tiết niệu. Các nghiên cứu khoa học gần đây đã cho thấy hoa mẫu đơn có các tính chất phù hợp với việc chữa trị tế bào, kháng sinh nhiễm khuẩn, và phản ứng viêm tấy không có nguyên nhân trực tiếp. 

Sen

Hoa sen tượng trưng cho mùa hè. 

Hoa sen là cốt cách của bậc quân tử. Hoa sen mọc lên từ bùn nhưng vẫn ngát hương, gần bùn mà chẳng tanh bùn. Hoa sen là những tinh hoa từ bùn đất, vươn mình xòe cánh đón bình minh, rồi theo gió thoảng nhẹ hương thơm, giản dị, tao nhã, thuần khiết, như một sự lan tỏa của một cuộc sống đầy mến thương, để vơi đi những căng thẳng giữa cảnh đời chông gai, giúp con người xóa bỏ mọi ưu phiền để tĩnh tâm an hưởng hạnh phúc. Dù cuộc đời ô trọc, nhân tình ấm lạnh, bậc quân tử vẫn giữ được tiết tháo của mình, thanh cao, thoát tục, thơm tho và tinh khiết như đóa sen kia.

Đào

Không chỉ hoa, mà quả cũng mang ý nghĩa biểu tượng nữa. 

Quả đào tượng trưng sự trường thọ; thí dụ tranh «Đào hiến thiên xuân» (đào dâng nghìn tuổi xuân) vẽ ông lão cầm quả đào. 

Quả lựu tượng trưng cho sự đông con cái; thí dụ tranh «Lựu khai bách tử» (quả lựu mở sinh trăm con) vẽ ông lão cầm quả lựu bóc dở, cho trông thấy hạt. 

Quả phật thủ tượng trưng cho phúc; thí dụ tranh vẽ quả phật thủ (phúc) với quả đào (thọ) 

Quả lựu (đông con) là ngụ ý: đa phúc, đa thọ, đa nam tử. 

Quả quít tượng trưng sự tốt lành (cát). Ngay trong đời sống hằng ngày người ta cũng thích biếu xén nhau quít.

 

 

Không chỉ hoa, mà quả cũng mang ý nghĩa biểu tượng nữa. Chẳng hạn quả đào tượng trưng sự trường thọ; thí dụ tranh "Đào hiến thiên xuân" (đào dâng nghìn tuổi xuân) vẽ ông lão cầm quả đào. Quả lựu tượng trưng cho sự đông con cái; thí dụ tranh "Lựu khai bách tử" (quả lựu mở sinh trăm con) vẽ ông lão cầm quả lựu bóc dở, cho trông thấy hạt. Quả phật thủ tượng trưng cho phúc; thí dụ tranh vẽ quả phật thủ (phúc) với quả đào (thọ) và quả lựu (đông con) là ngụ ý: đa phúc, đa thọ, đa nam tử. Quả quít tượng trưng sự tốt lành (cát). Ngay trong đời sống hằng ngày người ta cũng thích biếu xén nhau quít.

 
 

Đang xem: Tứ Quân Tử

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng